Một trong những hiện tượng xảy ra sớm nhất trong quá trình hình thành nhân mụn trứng cá là: Tăng sừng hóa phễu nang lông, hậu quả của sự tăng sản (hypeprolieration) và biệt hóa bất thường (abnormal differentiation) của tế bào sừng trong nang lông.
Do thiếu kiến thức về mụn, nên chúng ta thường điều trị thất bại như: Sinh lý bệnh của phản ứng viêm trong mụn trứng cá hết sức phức tạp. Tuy nhiên những khám phá ở phòng nghiên cứu sơ bộ của CÔNG TY TNHH DƯỢC FRANCE gần đây đã hé mở nhiều chi tiết thú vị về Mụn, kiểm soát hiện tượng viêm sưng ( mặt nạ đen), tạo nên một cuộc chạy đua trong việc bào chế, sản xuất và ứng dụng các hoạt chất mới được các bác sĩ trong CÔNG TY TNHH DƯỢC FRANCE tìm ra có khả năng điều trị mụn trứng cá với những tác dụng phụ tối thiếu nhất ( hiện nay các phương pháp điều trị mụn đều làm khô da dẫn đến tổn thương da và lão hóa sớm… nhiều tác dụng phụ, lệ thuộc và tái phát), CÔNG TY TNHH DƯỢC FRANCE sẽ giải quyết được những vấn đề này.
Viêm thường được coi là hiện tượng thứ phát xảy ra sau sự tạo lập nhân mụn.
Thật ra, mụn trứng cá ngay từ những giai đoạn đầu tiên đã có hiện tượng viêm.
Không chỉ đơn giản các triệu chứng lâm sàng (sưng, nóng, đỏ, đau), hiện tượng viêm là một khái niệm MÔ HỌC hơn là một ĐỊNH NGHĨA, nhưng là những khái niệm hết sức cụ thể (tẩm nhuận hóa chất gây viêm, lắng đọng tế bào viêm (bạch cầu), tăng sinh mạch máu…) và đưa đến những kết quả cụ thể: tăng sinh, biệt hóa, biến dạng, hủy hoại các mô, tế bào…
Một trong những hiện tượng xảy ra sớm nhất trong quá trình hình thành nhân mụn trứng cá là: Tăng sừng hóa phễu nang lông, hậu quả của sự tăng sản (hypeprolieration) và biệt hóa bất thường (abnormal differentiation) của tế bào sừng trong nang lông.
Sự tăng sản được đánh dấu bởi sự tăng marker Ki67, một loại protein trong nhân tế bào cần cho quá trình nguyên phân. Sự biệt hóa bất thường được đánh dấu bởi sự gia tăng keratin K16 (loại keratin thường gặp trong các bệnh lý dày sừng). Trong khi đó, tế bào sừng thông thường thường biểu lộ cặp K5-K14( lớp đáy), K1-K10, K2 – K11 (lớp sừng). Tất cả các hiện tượng đều có ý nghĩa thống kê quanh nhân mụn và quanh nang lông không có nhân mụn với p<0.05.
Hóa chất gây viêm: Tẩm nhuận nhiều integrin &2, intergrin &3,Interleukin – 1&, IL1-recepter type II. Integrin là phân tử giúp gắn tế bào biểu mô vào màng đáy ( integrin tham gia tạo nên hemidesmosome và focal adhesion), đây cũng là chất truyền tín hiệu cho tế bào ( làm tế bào sinh sản, phát triển, biệt hóa, di cư hoặc chết). Integrin&2 và &3 được hoạt hóa bởi collagen IV và laminin ( đây là 2 thành phần tạo nên màng đáy). Còn Interleukin – 1& thì gây phản ứng viêm không đặc hiệu và làm tăng sản tế bào sừng.
Bạch cầu: Số lượng CD3+ ( pan T cells), CD4 ( helper T cells) tăng, CD45RA+ ( naive T cells) tăng, CD45RO+ ( memory/effector T cells) tăng, tỉ lệ CD45RO/CD45RA tăng ( tỉ lệ ~ 2.5:1), CLA+ ( skin homing T cells) tăng, marcophages ( CD68+) tăng.
Tân tạo mạch máu ( lớp bì): HLA – DR tăng, VCAM-1 ( vascular cell adhesion molecule 1) tăng, vascular &v integrin tăng, &6 intergrin tăng.
Giai đoạn viêm nặng với sự phá hủy nang lông ( để ý giai đoạn này).
P.acnes sản xuất một số enzyme ngoại bào trực tiếp phá hủy nang lông. Nuclease, Neura
Các loại kem chứa các thành phần làm tăng mụn trứng cá.
– Neuraminidase: Phân hủy neuraminic acid trên màng tế bào dẫn đến vỡ tế bào.
– Gelatinase ( collagenase): Phân hủy collagenase của màng đáy làm thủng màng đáy.
– Hyaluronidase: Phân hủy acid hyaluronic của chất căn bản (HA) làm tổn thương bì và hạ bì.
– Chondroitin sulfatase: Phân hủy Chondroitin sulfate của chất căn bản làm tổn thương bì và hạ bì.
– Lipase: Phân hủy glycerides thành acid béo ( một số acid béo có tính gây viêm).
Protease:
+ Phân hủy protein thành các peptide ( một số gây viêm).
+ Giải phóng yếu tố tăng trưởng đang bị vùi lấp trong khối chất căn bản vùng gian bào: VEGF (tân tạo mạch máu), EGF (tăng sừng hóa phễu nang lông), FGF ( kích thích tế bào sừng bài tiết IL-8.
– Histamin: Đưa pH nang lông từ 5.5 lên 7.5, tạo môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng vi khuẩn.
– Các chất tiết và các sản phẩm chuyển hóa của P.acnes gây thu hút bạch cầu đa nhân và đại thực bào. ( còn tiếp)