Cổ tử cung được bọc lót bằng lớp biểu mô hình trụ, có tính nhạy cảm đặc biệt với các loại vi khuẩn gây bệnh như Lậu cầu, Chlamydia và virus Herpes.

Bệnh khó nói và thuốc điều trị

(Bài này tôi sẽ viết, tặng riêng chị em đọc và phải nhớ bệnh và thuốc để tự chữa)

VIÊM ÂM ĐẠO – VIÊM CỔ TỬ CUNG

Biểu hiện: Tiết dịch âm đạo, có mùi hôi, ngứa, đôi khi khó tiểu, đau bụng.

  • Viêm cổ tử cung thường do lậu cầu Chlamydia

  • Viêm âm đạo do Nấm men, do Trùng roi và Garnerella vaginalis, trực cầu khuẩn Gram (-).

  • Nấm men thường gây viêm âm đạo ở những người bị suy yếu miễn dịch, người sử dụng corticoid hoặc kháng sinh lâu ngày, người dùng thuốc ức chế miễn dịch và nhiễm HIV.

Chị em cần phân biệt rõ ràng bệnh lý đừng hỏi vì sao em chung thủy nhưng vẫn mắc bệnh phụ khoa? Ông xã có đi lung tung không? …

Viêm cổ tử cung là bệnh lây truyền qua đường tình dục thực thụ, còn Viêm âm đạo là nhiễm khuẩn phụ khoa thông thường.

Điều đặc biệt là. Vi khuẩn nào gây bệnh ở cổ tử cung thì không gây bệnh ở âm đạo.

Cổ tử cung được bọc lót bằng lớp biểu mô hình trụ, có tính nhạy cảm đặc biệt với các loại vi khuẩn gây bệnh như Lậu cầu, Chlamydia và virus Herpes.

Niêm mạc âm đạo của người phụ nữ đã trưởng thành được lót bằng lớp biểu mô hóa sừng. Lớp sừng này thường xuyên bong ra, chống lại được sự bám dính và phát triển của Lậu cầu. Vi khuẩn Chlamydia và virus Herpes. Tuy nhiên, lớp niêm mạc hóa sừng này lại không chống đỡ được các tác nhân Trùng roi, Nấm men và các vi khuẩn khác.

Làm sao để biết được mình bị Viêm âm đạo – Viêm cổ tử cung?

Biểu hiện chung là: Huyết trắng hoặc khí hư

(Tính chất của huyết trắng có thể khác nhau về tính chất, số lương, màu sắc.)

  • Huyết trắng do Trùng roi thường có bọt, số lượng nhiều, màu Vàng hoặc màu Xanh

  • Huyết trắng do Nấm men thường vón cục, dính thành mảng bám chặt vào thành âm đạo

  • Viêm cổ tử cung thường âm thầm, ít huyết trắng hơn so với viêm âm đạo.

  • Triệu chứng khác thường ngứa, tiểu khó, đau bụng dưới, sốt và đặc biệt đau khi quan hệ.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì cần phải dựa vào xét nghiệm.

Khám mỏ vịt

  • Cổ tử cung bị viêm đỏ, đôi khi xuất huyết lốm đốm như màu sắc của quả dâu tây

  • Niêm mạc âm đạo bị sưng đỏ ( viêm âm đạo do Nấm men) hoặc bình thường ( viêm âm đạo do trực khuẩn).

ĐIỀU TRỊ

1 – Viêm âm đạo do vi khuẩn

* Thường chỉ có các phụ nữ có triệu chứng mới điều trị. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị viêm vùng chậu sau khi được dùng các thủ thuật để phá thai hoặc sinh thiết nội mạc tử cung thường bị viêm âm đạo do vi khuẩn.

*Phác đồ điều trị

– Khuyến cáo: Metronidazole 500mg uống x 2 lần/ngày x 7 ngày.

– Phác đồ thay thế: Metronidazole 2g uống liều duy nhất hoặc Clindamycine  bôi ngày 1 lần x 7 ngày hoặc Metronidazole gel bôi ngày 2 lần x 5 ngày hoặc Clindamycine 300mg uống x 2 lần /ngày x 7 ngày.

2. Viêm âm đạo do Trùng roi

– Metronidazole 2g uống liều duy nhất

– Nếu không đáp ứng: Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày x 7 ngày

– Nếu không đáp ứng liều dùng 1 tuần, thì điều trị lại với liều 2g/ngày x 3 – 5 ngày.

Lưu ý: Không dùng Metronidazole trong 3 tháng đầu kì thai

Lưu ý: Không dùng Metronidazole trong 3 tháng đầu của thai kỳ

3. Viêm âm đạo do NẤM MEN

– Clotrimazole

+ Viên đặt âm đạo 200mg, đặt một viên vào âm đạo buổi tối x 3 tối

– Miconazole

+ Viên đặt âm đạo 200mg, đặt một viên vào âm đạo buổi tối x 3 tối

– Terconazole

+ Viên đặt âm đạo 80mg, đặt 1 viên vào âm đạo buổi tối x 3 tối

– Fluconazole: Viên 150mg uống liều duy nhất

Lưu ý:

– Chế độ điều trị từ 3 – 7 ngày thì hiệu quả hơn 1 liều duy nhất

– Những bệnh nhân bị viêm âm hộ – âm đạo do Candida albicans tái đi tái lại hoặc mạn tính thì điều trị khó hơn. Nên kiểm tra sự nhiễm trùng và tiểu đường

– Các loại thuốc kháng nấm đường uống như: Fluconazole, Ketoconazole, Itraconazole và đường bôi đều hiệu quả như nhau. ( thuốc có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt là tổn thương gan, trong những loại trên, nên dùng Fluconazole vì nguy cơ ngộ độc thấp